Với người Bát Tràng, một món ăn, chỉ cần nhìn vào màu sắc thôi cũng biết được độ lửa, tỷ lệ nước, và cả tâm can người nấu.
Làng Bát Tràng không chỉ là nơi sản xuất, chế tạo gốm sứ mà còn nổi tiếng với bề dày lịch sử gần nghìn năm tuổi.
Đến với Bát Tràng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống, đắm chìm vào vẻ đẹp yên bình của chốn làng quê Việt Nam. Bên cạnh đó, ẩm thực Bát Tràng cũng là một nét văn hóa thú vị mà du khách không nên bỏ lỡ khi đặt chân đến nơi đây.
Du khách hãy một lần đến với Bát Tràng, tự mình trải nghiệm những giá trị văn hóa còn tồn tại cho đến ngày hôm nay, để hiểu hơn về niềm tự hào của địa phương với nghề gốm cổ truyền lâu đời ở Việt Nam.
Chi tiếtChùa Kim Trúc xưa, là ngôi chùa chính ở cuối làng, thường gọi là chùa Bát, là một ngôi chùa to đẹp của vùng Kinh Bắc. Tên chùa được tạc trên phiến đá xanh lớn, còn lưu giữ được là "Kim Trúc Tự" nghĩa là "Chùa vàng nước Thiên Trúc"
Tìm hiểu thêm
Đền Mẫu Bát Tràng, thờ Mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử, là tín ngưỡng bản địa của người Việt, và phối thờ Mẫu Bản Hương, người làng Bát Tràng.
Tìm hiểu thêm
Đình Bát Tràng bao gồm các công trình kiến trúc, được xây dựng để thờ Thành Hoàng, tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Người Việt luôn tin vào sự chở che của Thành Hoàng cho cuộc sống của dân làng được an lành, hạnh phúc, quốc thái dân an.
Tìm hiểu thêm
Văn Chỉ là di tích lịch sử văn hóa, là nơi thờ Đức thánh học Tổ Khổng Phu Tử và các vị Trạng Nguyên, Tiến sỹ, các vị Tiên Nho, Tiên Hiền của làng Bát Tràng thời phong kiến.
Tìm hiểu thêm
Nhà in báo Độc Lập là là di tích cách mạng kháng chiến đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận theo Quyết định số 5563/QĐ-UB, ngày 05/08/2005.
Tìm hiểu thêm
Vị trí của Nhà Bia tưởng niệm Bác Hồ hiện nay chính là nơi Bác đã từng đứng nói chuyện với người dân làng Bát Tràng vào ngày 20 tháng 2 năm 1959
Tìm hiểu thêm
Chợ Gốm Bát Tràng là nơi trưng bày, giới thiệu, trao đổi sản phẩm gốm sứ, đồng thời là nơi tham quan cho khách du lịch trong và ngoài nước. Chợ có diện tích 6000 mét vuông và có khoảng gần 300 gian hàng đại diện cho các cơ sở sản xuất gốm sứ tại địa phương
Tìm hiểu thêm
Nhắc đến Bát Tràng, người ta không thể không nhắc đến những ngôi nhà nằm sâu bên trong làng cổ. Nhà cổ Tràng An nằm ở thôn 2, làng cổ Bát Tràng, là một trong 23 ngôi nhà cổ được thành phố đưa vào danh sách bảo tồn từ năm 2001.
Tìm hiểu thêm
Bảo tàng Hồn Đất Việt được coi như đứa con tinh thần của cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng – một nghệ nhân chuyên sâu về họa tiết, hoa văn đắp nổi.
Tìm hiểu thêm
Lò Bầu được ra đời từ cuối thế kỷ XIX, là lò nung gốm sử dụng củi để đun đốt. Lò có cấu tạo nhiều bầu, thường có 5 đến 7, hay 10 bầu tùy theo nhu cầu.
Tìm hiểu thêm
Chùa Tiêu Dao là ngôi chùa mang đậm nét văn hóa Bắc Bộ, thể hiện sự tài hoa của các nghệ nhân làng gốm, sứ Bát Tràng.
Tìm hiểu thêm
Miếu Bản nơi thờ nhị vị nhân thần Bản thổ Thành hoàng làng có tên là Lê Huệ và Lê Kiêm. Tại Miếu Bản, hiện còn lưu giữ lại là hai bức đại tự có niên đại hàng trăm năm.
Tìm hiểu thêm
Đình làng Giang Cao được xây dựng vào cuối thời Lý (1010 – 1225). Đình thờ tứ vị Thiên thần được tiến phong là các bậc Thượng đẳng
Tìm hiểu thêm
Dọc theo con đường từ Đê Bát Tràng đi xuống, du khách có thể nhìn ngắm và lựa chọn cho mình những sản phẩm gốm độc đáo
Tìm hiểu thêm
Nhà Gốm Quang Minh có diện tích khoảng 1000m2, được sử dụng toàn bộ gạch trang trí bằng gốm Mosaic và đá. Đây là công trình chứa đựng nhiều tâm huyết, được khởi công xây dựng từ cuối năm 2014, cho đến năm 2017 ngôi nhà được hoàn thiện.
Tìm hiểu thêm
Nếu bạn đang có dự định tới Bát Tràng để nghỉ ngơi, tham quan, giải trí thì những chia sẻ về kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng sẽ giúp bạn có thêm trải nghiệm cũng như dịp cuối tuần vui vẻ suôn sẻ nhất nhé.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 12km, giao thông đi lại thuận tiện nên khi đi du lịch đến Bát Tràng bạn sẽ có sự đa dạng trong việc lựa chọn phương tiện di chuyển.
Ngoài các hoạt động du lịch, Bát Tràng còn là nơi cung cấp các sản phẩm gốm sứ thương mại phục vụ mọi nhu cầu về đồ gốm sứ của khách hàng.