Chợ Gốm Bát Tràng là nơi trưng bày, giới thiệu, trao đổi sản phẩm gốm sứ, đồng thời là nơi tham quan cho khách du lịch trong và ngoài nước. Chợ có diện tích 6000 mét vuông và có khoảng gần 300 gian hàng đại diện cho các cơ sở sản xuất gốm sứ tại địa phương. Các gian hàng ở chợ gốm bày bán rất nhiều sản phẩm gốm sứ như đồ lưu niệm, bát đĩa, cốc chén, đồ trang trí mĩ nghệ, đồ thờ cúng,... Các sản phẩm ở đây đều được tạo ra từ bàn tay của những người nghệ nhân nổi tiếng. Điều đặc biệt là trong chợ gốm có những khoảng sân gốm mini, tại đây có thể tận mắt quan sát và ghi hình lại quá trình nhào nặn gốm sứ.
Hàng ngày, chợ bắt đầu mở từ 7:30 (mùa hè) hay 8:30 (mùa đông) đến 5:30 chiều.
Địa chỉ: Thôn 3/5, Làng Bát Tràng
Chùa Kim Trúc làng Bát Tràng
Chùa Kim Trúc xưa, là ngôi chùa chính ở cuối làng, thường gọi là chùa Bát, là một ngôi chùa to đẹp của vùng Kinh Bắc. Tên chùa được tạc trên phiến đá xanh lớn, còn lưu giữ được là "Kim Trúc Tự" nghĩa là "Chùa vàng nước Thiên Trúc"
Đền Mẫu
Đền Mẫu Bát Tràng, thờ Mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử, là tín ngưỡng bản địa của người Việt, và phối thờ Mẫu Bản Hương, người làng Bát Tràng.
Đình làng Bát Tràng
Đình Bát Tràng bao gồm các công trình kiến trúc, được xây dựng để thờ Thành Hoàng, tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Người Việt luôn tin vào sự chở che của Thành Hoàng cho cuộc sống của dân làng được an lành, hạnh phúc, quốc thái dân an.
Văn chỉ làng Bát Tràng
Văn Chỉ là di tích lịch sử văn hóa, là nơi thờ Đức thánh học Tổ Khổng Phu Tử và các vị Trạng Nguyên, Tiến sỹ, các vị Tiên Nho, Tiên Hiền của làng Bát Tràng thời phong kiến.
Nhà in báo Độc Lập
Nhà in báo Độc Lập là là di tích cách mạng kháng chiến đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận theo Quyết định số 5563/QĐ-UB, ngày 05/08/2005.