Trải nghiệm & Mua sắm

Địa điểm tham quan

Đền Mẫu

  • 6917
  • 0

Đền Mẫu Bát Tràng, thờ Mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử, là tín ngưỡng bản địa của người Việt, và phối thờ Mẫu Bản Hương, người làng Bát Tràng. Dân làng quen gọi là bà Quận Bản Hương, Mẫu Bản Hương hay Mẹ Bản Hương. Đền có tên chữ là Thánh Mẫu Linh Từ, được truyền tụng cực kì linh ứng, bởi Mẫu Bản Hương,từ lúc còn nàm trong bụng mẹ, tới lúc lớn khôn, hóa thánh, đều khác với người thường.

   

Sự tích Mẫu như sau: Mẫu là con gái, đời thứ 8 họ Trần, sau 12 tháng nằm trong bụng mẹ, Mẫu mới cất tiếng khóc chào đời, lớn lên, khôi ngô, đoan trang, nhã nhặn, nhưng ít chuyện trò. Đến tuổi cập kê, hễ có người dạm hỏi, là lại đau ốm, không muốn lấy chồng. Mẫu có tài sai khiến được âm binh và trị bệnh cứu người….Ngày 24 tháng 9, Mẫu hóa, tro cốt đem lên núi Thiên Thai, hôm đó trời không có gió, tro cốt bay tới 72 làng thuộc huyện Gia bình và Siêu Loại, các làng này đều lập đền thờ Mẫu. Năm 1924, vua Khải Định sắc phong Mẫu thượng đẳng thần, toàn văn như sau:” Sắc cho làng Bát Tràng, tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh, về việc phụng sự tôn thần là Mĩ Tín thiên tiên Quế Hoa công chúa, tôn thần hộ quốc tí dân. Linh ứng của thần trong việc giúp nước, thương dân đến nay vẫn rõ ràng….Nay phong thần là:Trang huy dực, bảo trung hưng, thượng đẳng thần, chuẩn cho dân phụng thờ, thần hãy phù trợ cho dân được lành”.

    Đền Mẫu hiện tại là hợp phần của đền Trên, nhà thờ bố mẹ Mẫu Bản Hương và  nhà thờ chi hai họ Trần Đồng Tâm. Đền tọa lạc tại đầu làng, sát sông Hồng,” Uy linh chấn phong thủy”. Đền có kiến trúc kiểu thời Nguyễn, kết cấu chữ "Nhị". Cung trong có năm gian, thờ Mẫu. Đòn nóc của cung còn hàng chữ Hán "Hoàng triều Cảnh Hưng, Kỷ sửu, Đông, Cốc nhật tạo" (cất nóc vào ngày tốt, mùa đông, năm Kỷ sửu, niên hiệu Cảnh Hưng - 1769). Liền kề với cung trong, là cung Sơn trang. Cung giữa có khám thờ chúa Sơn Trang, cung trái thờ Chầu Đệ Tam, cung phải thờ Chầu Đệ Nhị. Cung ngoài có 3 gian, nhỏ và hẹp hơn, thờ các công đồng, quan lớn. Qua sân rộng là tam quan, có 4 chữ hán “Thánh Mẫu Linh Từ”.

   

Hội Đền hàng năm diễn ra trong 3 ngày, 23, 24 và 25 tháng 9 âm lịch, tín đồ các nơi về dự hội và hầu đồng rất đông.

     Đền đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, theo quyết định số 120/QĐ-UBND/QLDT ngày 9 tháng 9 năm 2009 của UBND Thành phố Hà Nội.

 Địa chỉ: Thôn 1, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Bài viết khác

  • Chùa Kim Trúc làng Bát Tràng

    Chùa Kim Trúc xưa, là ngôi chùa chính ở cuối làng, thường gọi là chùa Bát, là một ngôi chùa to đẹp của vùng Kinh Bắc. Tên chùa được tạc trên phiến đá xanh lớn, còn lưu giữ được là "Kim Trúc Tự" nghĩa là "Chùa vàng nước Thiên Trúc"

  • Đền Mẫu

    Đền Mẫu Bát Tràng, thờ Mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử, là tín ngưỡng bản địa của người Việt, và phối thờ Mẫu Bản Hương, người làng Bát Tràng.

  • Đình làng Bát Tràng

    Đình Bát Tràng bao gồm các công trình kiến trúc, được xây dựng để thờ Thành Hoàng, tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Người Việt luôn tin vào sự chở che của Thành Hoàng cho cuộc sống của dân làng được an lành, hạnh phúc, quốc thái dân an.

  • Văn chỉ làng Bát Tràng

    Văn Chỉ là di tích lịch sử văn hóa, là nơi thờ Đức thánh học Tổ Khổng Phu Tử và các vị Trạng Nguyên, Tiến sỹ, các vị Tiên Nho, Tiên Hiền của làng Bát Tràng thời phong kiến.

  • Nhà in báo Độc Lập

    Nhà in báo Độc Lập là là di tích cách mạng kháng chiến đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận theo Quyết định số 5563/QĐ-UB, ngày 05/08/2005.