Trải nghiệm & Mua sắm

Địa điểm tham quan

Lò Bầu cổ

  • 8221
  • 0

Lò Bầu được ra đời từ cuối thế kỷ XIX, là lò nung gốm sử dụng củi để đun đốt. Lò có cấu tạo nhiều bầu, thường có 5 đến 7, hay 10 bầu tùy theo nhu cầu. Bầu có vòm cuốn liên tiếp, vuông góc với trục tiêu, trông như năm, bảy mảnh vỏ sò úp với nhau. Vòm cuốn lò dùng loại gạch chịu lửa. Độ nghiêng của trục lò so với phương nằm ngang từ 12 đến 15 độ. Lò bầu có thể tích từ 50 đến 70 mét khối. Nhiệt độ của lò có thể đạt 1300°C. Ưu điểm nổi trội của lò bầu là có thể điều khiển chế độ nhiệt thích hợp theo yêu cầu của quá trình biến đổi hóa lý phức tạp và cho phép nung được những sản phẩm lớn có chất lượng cao.

 

Trước đây tại làng nghề Bát Tràng có khoảng 20 chiếc Lò Bầu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ, tại làng nghề Bát Tràng đã xuất hiện nhiều kiểu lò nung khác nhau như: lò hộp, lò ga, lò điện,.. Hiện nay, làng Bát Tràng chỉ còn duy nhất một chiếc tại điểm tham quan du lịch “Lò Bầu cổ” có tên là Lò sông Hồng B.

Lò Bầu cổ cũng là một địa điểm thu hút du khách với các dịch vụ trải nghiệm đa dạng như: vuốt, nặn, vẽ,...

Địa chỉ: Thôn 3, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Bài viết khác

  • Chùa Kim Trúc làng Bát Tràng

    Chùa Kim Trúc xưa, là ngôi chùa chính ở cuối làng, thường gọi là chùa Bát, là một ngôi chùa to đẹp của vùng Kinh Bắc. Tên chùa được tạc trên phiến đá xanh lớn, còn lưu giữ được là "Kim Trúc Tự" nghĩa là "Chùa vàng nước Thiên Trúc"

  • Đền Mẫu

    Đền Mẫu Bát Tràng, thờ Mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử, là tín ngưỡng bản địa của người Việt, và phối thờ Mẫu Bản Hương, người làng Bát Tràng.

  • Đình làng Bát Tràng

    Đình Bát Tràng bao gồm các công trình kiến trúc, được xây dựng để thờ Thành Hoàng, tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Người Việt luôn tin vào sự chở che của Thành Hoàng cho cuộc sống của dân làng được an lành, hạnh phúc, quốc thái dân an.

  • Văn chỉ làng Bát Tràng

    Văn Chỉ là di tích lịch sử văn hóa, là nơi thờ Đức thánh học Tổ Khổng Phu Tử và các vị Trạng Nguyên, Tiến sỹ, các vị Tiên Nho, Tiên Hiền của làng Bát Tràng thời phong kiến.

  • Nhà in báo Độc Lập

    Nhà in báo Độc Lập là là di tích cách mạng kháng chiến đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận theo Quyết định số 5563/QĐ-UB, ngày 05/08/2005.