Miếu Bản nơi thờ nhị vị nhân thần Bản thổ Thành hoàng làng có tên là Lê Huệ và Lê Kiêm. Tại Miếu Bản, hiện còn lưu giữ lại là hai bức đại tự có niên đại hàng trăm năm. Đến nay khuôn viên của Miếu đã hoàn chỉnh có không gian, nằm sát bờ sông Hồng. Với lối kiến trúc độc đáo, đặc sắc xây bằng gạch thất theo lối cổ. Hai bên sảnh dốc xuống sông là hai lầu chiêng, lối kiến trúc vững chãi và đẹp, dưới mặt kè đá sát sông phục vụ cho lễ hội truyền thống hàng năm.
Địa chỉ: Thôn 2, Giang Cao, Hà Nội
Chùa Kim Trúc làng Bát Tràng
Chùa Kim Trúc xưa, là ngôi chùa chính ở cuối làng, thường gọi là chùa Bát, là một ngôi chùa to đẹp của vùng Kinh Bắc. Tên chùa được tạc trên phiến đá xanh lớn, còn lưu giữ được là "Kim Trúc Tự" nghĩa là "Chùa vàng nước Thiên Trúc"
Đền Mẫu
Đền Mẫu Bát Tràng, thờ Mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử, là tín ngưỡng bản địa của người Việt, và phối thờ Mẫu Bản Hương, người làng Bát Tràng.
Đình làng Bát Tràng
Đình Bát Tràng bao gồm các công trình kiến trúc, được xây dựng để thờ Thành Hoàng, tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Người Việt luôn tin vào sự chở che của Thành Hoàng cho cuộc sống của dân làng được an lành, hạnh phúc, quốc thái dân an.
Văn chỉ làng Bát Tràng
Văn Chỉ là di tích lịch sử văn hóa, là nơi thờ Đức thánh học Tổ Khổng Phu Tử và các vị Trạng Nguyên, Tiến sỹ, các vị Tiên Nho, Tiên Hiền của làng Bát Tràng thời phong kiến.
Nhà in báo Độc Lập
Nhà in báo Độc Lập là là di tích cách mạng kháng chiến đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận theo Quyết định số 5563/QĐ-UB, ngày 05/08/2005.