Trải nghiệm & Mua sắm

Địa điểm tham quan

Nhà gốm Mosaic Quang Minh

  • 3765
  • 0

Nhà Gốm Quang Minh có diện tích khoảng 1000m2, được sử dụng toàn bộ gạch trang trí bằng gốm Mosaic và đá. Đây là công trình chứa đựng nhiều tâm huyết, được khởi công xây dựng từ cuối năm 2014, cho đến năm 2017 ngôi nhà được hoàn thiện. Mỗi một chi tiết trong nhà, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Quý Sơn sử dụng các màu men khác nhau, tạo nên các bức tranh đa dạng, nhiều màu sắc nhưng vẫn giữ được bố cục hài hòa cho tổng thể ngôi nhà. Từng bức tranh trong nhà đều thể hiện nét đẹp cổ kính, nhẹ nhàng. Nhà gốm Quang Minh được sử dụng các loại gốm tại làng nghề Bát Tràng để trang trí nội, ngoại thất, đó là những bức họa gốm, phù điêu gốm được bố cục và sắp xếp theo các chủ đề khác nhau như về hoa có Mai – Lan – Trúc - Cúc… Dưới bàn tay chau chuốt của Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Quý Sơn và nghệ nhân khác trong làng thử nghiệm men, chất đất, nghiên cứu các bài men cổ để tạo nên các mảnh gốm phù hợp với khí hậu và văn hóa Việt cho thương hiệu độc bản nhà gốm Quang Minh.  

Chiều ngày 11/10/2019, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VIETKINGS chính thức trao bằng xác lập Kỷ lục cho công trình "Nhà gốm Quang Minh - Công trình nhà ghép gốm Mosaic lớn nhất Việt Nam" của doanh nhân - Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Quý Sơn tại Nhà gốm Quang Minh.

Bài viết khác

  • Chùa Kim Trúc làng Bát Tràng

    Chùa Kim Trúc xưa, là ngôi chùa chính ở cuối làng, thường gọi là chùa Bát, là một ngôi chùa to đẹp của vùng Kinh Bắc. Tên chùa được tạc trên phiến đá xanh lớn, còn lưu giữ được là "Kim Trúc Tự" nghĩa là "Chùa vàng nước Thiên Trúc"

  • Đền Mẫu

    Đền Mẫu Bát Tràng, thờ Mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử, là tín ngưỡng bản địa của người Việt, và phối thờ Mẫu Bản Hương, người làng Bát Tràng.

  • Đình làng Bát Tràng

    Đình Bát Tràng bao gồm các công trình kiến trúc, được xây dựng để thờ Thành Hoàng, tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Người Việt luôn tin vào sự chở che của Thành Hoàng cho cuộc sống của dân làng được an lành, hạnh phúc, quốc thái dân an.

  • Văn chỉ làng Bát Tràng

    Văn Chỉ là di tích lịch sử văn hóa, là nơi thờ Đức thánh học Tổ Khổng Phu Tử và các vị Trạng Nguyên, Tiến sỹ, các vị Tiên Nho, Tiên Hiền của làng Bát Tràng thời phong kiến.

  • Nhà in báo Độc Lập

    Nhà in báo Độc Lập là là di tích cách mạng kháng chiến đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận theo Quyết định số 5563/QĐ-UB, ngày 05/08/2005.