Nhà in báo Độc Lập là là di tích cách mạng kháng chiến đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận theo Quyết định số 5563/QĐ-UB, ngày 05/08/2005.
Với truyền thống yêu nước sâu sắc, trong những năm 1930, nhân dân Bát Tràng đã được tiếp xúc với báo chí tiến bộ, được giác ngộ và trực tiếp tham gia một số cuộc mít-tinh ở Đa Tốn, Đông Dư, dốc đê Giang Cao. Năm 1941, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trao cách mạng đã lan tỏa tới nhân dân Giang Cao, Bát Tràng. Việc tuyên truyền xây dựng phong trào Việt Minh, xây dựng các đoàn thể cứu quốc như thanh niên, phụ nữ, nhi đồng diễn ra mạnh mẽ tại địa phương.
Đầu năm 1944, theo sự chỉ đạo của đồng chí Vũ Quý (xứ ủy Bắc Kỳ)), ban cán sự Hà Nội giao nhiệm vụ in tài liệu tuyên truyền của Đảng cho các đồng chí Trịnh Quý Đông, Văn Lang (tức Nguyễn Văn Hàm - người thôn Bát Tràng, công tác tại cơ quan tuyên truyền mặt trận Việt Minh - thành phố Hà Nội) và nhạc sỹ Văn Cao. Để đảm bảo an toàn, các đồng chí đã chuyển cơ sở in từ nhà bác Bảo Toàn (vợ bác Trạch - người Bát Tràng) ở phường Thanh Lương về nhà cụ Vương Văn Tịch - thôn 2, Bát Tràng, bố trí trên gác xép dãy nhà ngang và đặt tên là nhà in "Phan Chu Chinh". Nhà in có nhiệm vụ in báo Độc Lập, mỗi tuần ra một số, mỗi số ra khoảng 500 tờ, khi in xong báo chuyển cho nhà sư trụ trì chùa Tiêu Dao ở làng Giang Cao cất giấu và làm nhiệm vụ phát hành. Đặc biệt là tại trang 2, số báo thứ 2, có in bài hát "Tiến quân ca" của nhạc sỹ Văn Cao. Sau này, bài hát được chọn làm quốc ca của Việt Nam. Công việc in báo nhiều, cuộc sống lại kham khổ, nhưng được nhân dân Bát Tràng tận tình cưu mang, đùm bọc và bảo vệ nên nhà in được đảm bảo an toàn. Đến năm 1945, theo kế hoạch của trên, nhà in báo Độc Lập được chuyển về Đào Xuyên, Đa Tốn.
Địa chỉ: Thôn 2, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Chùa Kim Trúc làng Bát Tràng
Chùa Kim Trúc xưa, là ngôi chùa chính ở cuối làng, thường gọi là chùa Bát, là một ngôi chùa to đẹp của vùng Kinh Bắc. Tên chùa được tạc trên phiến đá xanh lớn, còn lưu giữ được là "Kim Trúc Tự" nghĩa là "Chùa vàng nước Thiên Trúc"
Đền Mẫu
Đền Mẫu Bát Tràng, thờ Mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử, là tín ngưỡng bản địa của người Việt, và phối thờ Mẫu Bản Hương, người làng Bát Tràng.
Đình làng Bát Tràng
Đình Bát Tràng bao gồm các công trình kiến trúc, được xây dựng để thờ Thành Hoàng, tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Người Việt luôn tin vào sự chở che của Thành Hoàng cho cuộc sống của dân làng được an lành, hạnh phúc, quốc thái dân an.
Văn chỉ làng Bát Tràng
Văn Chỉ là di tích lịch sử văn hóa, là nơi thờ Đức thánh học Tổ Khổng Phu Tử và các vị Trạng Nguyên, Tiến sỹ, các vị Tiên Nho, Tiên Hiền của làng Bát Tràng thời phong kiến.
Nhà in báo Độc Lập
Nhà in báo Độc Lập là là di tích cách mạng kháng chiến đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận theo Quyết định số 5563/QĐ-UB, ngày 05/08/2005.