Trải nghiệm & Mua sắm

Ẩm thực

Canh măng mực

  • 4263
  • 0

Canh Măng Mực là món ăn ngon nổi tiếng, đặc sản riêng có của làng Bát Tràng, được chế biến với sự chuẩn bị công phu và cách làm kỳ công, tỷ mỷ của người phụ nữ. Ngoài đám cưới, măng mực còn được nấu trong dịp hội, giỗ hoặc sự kiện trọng đại.

 

Nguyên liệu chính để làm ra 1 tô canh măng mực là: Măng và mực

 

Chọn măng để nấu canh phải là măng vàu khô, thanh bì, màu vàng óng, dầy mình, cắt bỏ phần đuôi (ngọn măng) và phần măng già, bóc vỏ ngoài, bỏ phần áo tơi. Ngâm măng vào nước mưa hoặc nước phèn khoảng từ 1 – 2 ngày; dùng bàn chải cọ sạch phần mốc và nhớt trên miếng măng, vò và rửa sạch lại bằng nước mưa.

 

Cho măng vào luộc bằng nước mưa để sợi măng vàng và thơm. Luộc từ 3 – 5 lần phải thay nước mới, cho đến khi nước luộc trong. Rửa sạch măng bằng nước mưa rồi treo lên cây cho ráo nước. Sau khi măng khô, xếp thành từng mảnh, cắt miếng dài từ 5 – 6 cm, dùng kim băng hoặc mũi dao tước miếng măng thành từng sợi nhỏ mỏng, sau đó để túi măng lên gác bếp bảo quản.

 

Mực được chọn từ Thanh Hóa, có màu hồng nhạt, mình dầy, trong, cạo sạch lớp phần trắng trên than, bỏ đầu, râu, diềm, và xương thân. Sau khi sơ chế thì rượu gừng sẽ được phun lên thân mực cho mềm và trắng ra, cạo sạch và bóc màng đen ở phần thân mực.

 

Đem thân mực nướng qua trên than hoa, dùng chày giã dập, sau đó tước thành sợi nhỏ. Xào các nguyên liệu đã được sơ chế. Thịt lợn luộc chín, tước sợi nhỏ, xào cho sợi vàng ươm.

 

Sau đó trộm lẫn măng, mực, thịt đã xào với nước cốt xương. Ninh nhừ tôm nõn, chân gà, xương và thịt và cho gia vị để làm nươc dùng sau đó cho thịt, măng, mực vào đun kỹ.

 

Canh măng mực là món ăn thể hiện sự tỉ mỉ của người phụ nữ Bát Tràng trong việc nữ công gia chánh.

 

Bài viết khác

  • Quán cà phê bậc nhất xứ Gốm

    Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn trẻ như tôi có thói quen luôn tìm một không gian cà phê quán hay trà quán đặc trưng tại mỗi nơi mình đặt chân tới. Ando - cái tên vừa nghe tới làm tôi nghĩ ngay tới một quán cà phê mang phong cách rất Tây. Nhưng không nhé, từ những bậc cầu thang bằng gạch nung cũ lên quán (quán nằm trên lầu 2) đã mang đậm nét của làng Bát Tràng, những chiếc đĩa sứ với đường nét hoa văn tinh sảo gắn tràn trên tường lối đi.

  • Chè kho Bát Tràng

    Nếu có cơ hội đến với Bát Tràng vào những ngày Tết, bạn không thể bỏ qua món chè kho – món ăn dân dã không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Bát Tràng. Vào ngày đầu năm món chè kho được đem ra đãi khách như một món quà của gia chủ, mong muốn cả năm ngọt ngào như hương vị đặc trưng của chè kho.

  • Bánh khoai nướng cốt dừa

    Bánh khoai nướng cốt dừa dân dã rất được ưa chuộng

  • Canh Bóng

    Canh bóng là một trong những món ăn đặc trưng của làng quê Bát Tràng. Để nấu được một bát canh bóng ngon, người phụ nữ phải cần rất nhiều kinh nghiệm. Một chút rau củ tươi mát, hoa cà rốt được cắt tỉa kỳ công, nước dùng phải được hầm từ tôm,.... tất cả tạo nên một bát canh ngọt lành.

  • Chùa Kim Trúc làng Bát Tràng

    Chùa Kim Trúc xưa, là ngôi chùa chính ở cuối làng, thường gọi là chùa Bát, là một ngôi chùa to đẹp của vùng Kinh Bắc. Tên chùa được tạc trên phiến đá xanh lớn, còn lưu giữ được là "Kim Trúc Tự" nghĩa là "Chùa vàng nước Thiên Trúc"