Du lịch Bát Tràng

Nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng

  • 1191
  • 0

Ông là con trai của nghệ nhân Nguyễn Văn Cổn – một trong số ít các nghệ nhân của Bát Tràng ngày xưa. Nổi tiếng với thiên tài vẽ, nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng đã cho ra đời những tác phẩm gốm đẹp, độc đáo và mang tinh hoa dân tộc.

Sinh ra và lớn lên bên dòng sông Hồng thơ mộng của một huyện ngoại thành Gia Lâm, Hà Nội, tuổi thơ của anh trôi đi êm đềm như bao chàng trai, cô gái khác trong làng. Rời cây bút, cầm cây súng, anh lên đường nhập ngũ vào môi trường quân đội năm 1986, đến năm 1989, anh hoàn thành nghĩa vụ trở về quê hương. Anh đã chọn con đường đi vất vả cho cuộc đời mình - con đường mà các cụ xưa thường nói “Nhất thổ - Nhì mộc”. Anh tham gia vào Hợp tác xã Dịch vụ Thương mại Gốm sứ của huyện Gia Lâm. Sau hơn một năm làm việc ở đây anh vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, với niềm đam mê cháy bỏng anh đã quyết định ra mở một xưởng gốm sứ riêng cho mình.

Bước chân vào lập nghiệp với Xưởng gốm Thành Hưng do mình làm chủ đứng trước bao khó khăn, thách thức. Ban đầu anh sản xuất gốm sứ xuất đi cho các công ty trong nước với các mặt hàng đơn giản và đã đạt được những thành công nhất định. Hàng của anh được đối tác đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã. Thành công ban đầu này đã tiếp thêm động lực để cho anh bước những bước đi tiếp theo.

Khi tìm được “công thức” cho riêng mình anh ngày đêm rèn luyện tay nghề, càng làm càng rút ra được nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học. Cứ thế theo thời gian tay nghề của anh chín dần và đạt đến độ tinh xảo, cho ra lò những mẻ gốm sứ cao cấp, đạt đến độ “mãn nhãn” của khách hàng.

Với nguyên liệu “đất trắng, xương trong” không phải ai cũng làm được mà đòi hỏi tay nghề phải thật giỏi. Nguyên liệu đắt tiền, độ kết dính kém cho nên làm rất khó để tạo hình, nung đốt ở nhiệt độ cao, làm sao để nó vẫn đứng được, vẽ vào đó cũng thật là kỹ. Không dừng lại ở đó, tôi tìm loại nguyên liệu tốt hơn để làm. Loại nguyên liệu tôi làm bây giờ là đất tốt nhất và đất càng tốt thì làm càng khó” - Anh Hưng tâm sự.

Kế thừa kinh nghiệm và phát huy tinh hoa nghề gốm sứ Bát Tràng, hơn 30 năm qua Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ cao cấp, đạt đến độ tinh xảo. Sản phẩm của anh đã được trưng bày ở nhiều cuộc triển lãm, nhiều ngày hội văn hóa như: Festival nghề truyền thống tại Huế; Hương sắc gốm Bát Tràng; Sản phẩm tinh hoa gia tộc và làng nghề truyền thống; Trưng bày tác phẩm tại triển lãm 60 năm Bác Hồ về thăm Bát Tràng và vinh dự được chọn 3 tác phẩm trưng bày ở Văn phòng Quốc hội trong chương trình “60 tác phẩm gốm nghệ thuật hiến tặng”…

Trong Festival nghề truyền thống được tổ chức ở Thành phố Huế nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng đã vinh dự đạt được giải Nhất với tuyệt phẩm Đôi Bảo Bình Sơn Thủy hữu tình. Sau bao nhiêu khó khăn, vất vả, bằng niềm đam mê và tài năng thực sự anh đã chinh phục được đỉnh vinh quang của nghề gốm sứ Bát Tràng.

Bài viết khác

  • Nghệ nhân Nguyễn Văn Bình

    Là người con của làng gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm), làm quen với đất sét, bàn xoay từ rất sớm, nhưng để tìm cho mình một lối đi riêng, nghệ nhân Nguyễn Văn Bình (sinh năm 1953) đã chọn gắn bó với gốm nghệ thuật và điêu khắc hội họa. Gần 40 năm miệt mài với điêu khắc nghệ thuật, nghệ nhân Nguyễn Văn Bình đã khẳng định tài năng bằng nhiều tác phẩm được công chúng yêu mến, ngưỡng mộ.

  • Nghệ nhân Trần Hợp

    Nếu nhắc đến các nghệ nhân ở Bát Tràng mà không nhắc đến Trần Hợp thì quả là một thiếu sót lớn. Ông nổi tiếng với hai nước men là Huyết dụ và Kết tinh, người sáng tạo ra những sản phẩm gốm sứ đẹp, đầy tính thẩm mỹ.

  • Nghệ nhân Nguyễn Lợi và nghệ nhân Phạm Thị Châu

    Thế gian nhiều người tổ chức đám cưới vàng, hôn lễ bạc, nhưng với vợ chồng nghệ nhân gốm làng Bát Tràng Nguyễn Lợi - Phạm Minh Châu, ghi dấu 30 năm sống cùng nhau là “đám cưới gốm”

  • Nghệ nhân Lê Minh Châu

    Lê Minh Châu là một trong những nghệ nhân Bát Tràng chuyên sâu về những bình lọ hoa những cỡ. Đặt biệt, sau này con trai của ông là Lê Minh Ngọc đã cho thành lập chiếc độc bình cao nhất Việt Nam với chiều cao 3.2m. Dòng bình này đã được tham gia trưng bày ở nhiều triển lãm gốm và ghi vào sách kỷ lục Việt Nam.

  • Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng

    Chọn cho mình một lối đi riêng vừa khó khăn, vừa mạo hiểm nhưng với tài năng, sự quyết tâm, lòng nhiệt huyết, niềm đam mê anh đã chạm được đỉnh cao vinh quang của sự thành công trong nghề gốm sứ. Người tôi muốn nhắc đến đó là Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng ở số 141, thôn 5, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.