Du lịch Bát Tràng

Nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Hợp

  • 1119
  • 0

Trong sản xuất gốm sứ, việc trang trí cho sản phẩm là rất quan trọng. Để làm việc đó, người ta thường dùng màu vẽ, chạm khắc hoặc đắp nặn để có được hoa văn theo ý muốn. Công đoạn này được thực hiện trước hoặc sau khi tráng men. Nhưng với men kết tinh, người ta không cần đến công đoạn trang trí thủ công. Sản phẩm sau khi được tráng men, nung lên đã tự hình thành hoa văn.

Ông Trần Văn Hợp giám đốc Công ty TNHH Thiên Phước (Bát Tràng, Hà Nội) cho biết, bí quyết nằm ở thành phần hoá chất của men và quy trình nung đặc biệt. Trong men chứa những thành phần nhất định mà ở nhiệt độ cao sẽ kết tinh thành hình hoa. Do đặc điểm "tự phát" này mà mỗi sản phẩm tạo ra có hoa văn, màu sắc khác nhau, không cái nào giống cái nào. Thậm chí nhiệt độ cao một chút, thấp một chút là đã ra hình hoa khác nhau, các sản phẩm nằm ở vị trí khác nhau trong lò nung cũng cho ra nhiều hay ít hoa.

Cũng vì đặc điểm này mà quy trình sản xuất gốm khó khăn hơn nhiều so với bình thường. Ông Hợp cho biết, chỉ cần sai lệch rất nhỏ trong nhiệt độ hay phối liệu là có thể hỏng cả mẻ, không ra hình hoa. Cho tới nay ở Việt Nam mới chỉ có vài trường Đại học (như Đại học Mỹ thuật) có ứng dụng loại men này ở dạng thử nghiệm, hầu hết đều chưa thành công.

Việc sản xuất được gốm men kết tinh đã phá thế độc quyền của gốm sứ Giang Tây, Trung Quốc, giá thành lại rẻ hơn sản phẩm cùng loại của Trung Quốc 5-6 lần.

Song song với men kết tinh, Công ty Thiên Phước cũng là cơ sở đầu tiên ở Việt nam ứng dụng thành công men huyết dụ, tạo ra gốm có màu đỏ đặc biệt quý. Ông Hợp cho biết cái khó trong chế tạo men huyết dụ là loại men này rất nhạy với lửa, sản xuất rất dễ hỏng. Để tạo ra nó, nhà sản xuất cần phải có quá trình nung đốt phù hợp. Gốm men huyết dụ ra đời đầu tiên tại Trung Quốc từ đời nhà Minh, Thanh, được chế từ ôxit đồng trong quá trình khử. Tuy nhiên, đến nay nhiều nước vẫn chưa học được công nghệ này.

Men kết tinh và men màu của công ty Thiên Phước sử dụng 90% nguyên liệu trong nước, dễ sản xuất, dễ sử dụng, không dùng nguyên liệu độc hại.

Bài viết khác

  • Nghệ nhân Nguyễn Văn Bình

    Là người con của làng gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm), làm quen với đất sét, bàn xoay từ rất sớm, nhưng để tìm cho mình một lối đi riêng, nghệ nhân Nguyễn Văn Bình (sinh năm 1953) đã chọn gắn bó với gốm nghệ thuật và điêu khắc hội họa. Gần 40 năm miệt mài với điêu khắc nghệ thuật, nghệ nhân Nguyễn Văn Bình đã khẳng định tài năng bằng nhiều tác phẩm được công chúng yêu mến, ngưỡng mộ.

  • Nghệ nhân Trần Hợp

    Nếu nhắc đến các nghệ nhân ở Bát Tràng mà không nhắc đến Trần Hợp thì quả là một thiếu sót lớn. Ông nổi tiếng với hai nước men là Huyết dụ và Kết tinh, người sáng tạo ra những sản phẩm gốm sứ đẹp, đầy tính thẩm mỹ.

  • Nghệ nhân Nguyễn Lợi và nghệ nhân Phạm Thị Châu

    Thế gian nhiều người tổ chức đám cưới vàng, hôn lễ bạc, nhưng với vợ chồng nghệ nhân gốm làng Bát Tràng Nguyễn Lợi - Phạm Minh Châu, ghi dấu 30 năm sống cùng nhau là “đám cưới gốm”

  • Nghệ nhân Lê Minh Châu

    Lê Minh Châu là một trong những nghệ nhân Bát Tràng chuyên sâu về những bình lọ hoa những cỡ. Đặt biệt, sau này con trai của ông là Lê Minh Ngọc đã cho thành lập chiếc độc bình cao nhất Việt Nam với chiều cao 3.2m. Dòng bình này đã được tham gia trưng bày ở nhiều triển lãm gốm và ghi vào sách kỷ lục Việt Nam.

  • Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng

    Chọn cho mình một lối đi riêng vừa khó khăn, vừa mạo hiểm nhưng với tài năng, sự quyết tâm, lòng nhiệt huyết, niềm đam mê anh đã chạm được đỉnh cao vinh quang của sự thành công trong nghề gốm sứ. Người tôi muốn nhắc đến đó là Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng ở số 141, thôn 5, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.