Du lịch Bát Tràng

Nghệ nhân

Nghệ nhân ưu tú Vương Mạnh Tuấn

  • 1057
  • 0

Nói đến làng Gốm Bát Tràng không thể không nhắc đến Nghệ nhân ưu tú Vương Mạnh Tuấn. Ông sinh năm 1964 là một trong số những nghệ nhân sớm nhất ở làng gốm Bát Tràng được công nhận. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm nghề gốm tại Bát Tràng, chính vì thế mà tình yêu với đất, với gốm của anh được bắt nguồn từ đó. Những tác phẩm ông làm ra đều mang hơi thở cuộc sống, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, rất sống động được làm từ một loại đất phù sa cát sông Hồng cực kỳ đặc biệt. Những bộ ấm Gốm độc đáo được làm nên từ đôi bàn tay tài hoa của Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn được trong và ngoài nước rất ưa chuộng và được chọn làm quà tặng cho bạn bè, du khách nước ngoài và đặc biệt được chọn làm quà tặng cao cấp và quà tặng cho những người thưởng trà.
Ở Việt Nam, ấm Gốm có từ khi nào không ai biết rõ, chỉ biết từ xưa, giới sành trà ở Hà Nội đã biết dùng và chơi loại ấm này. Loại ấm Gốm này có đặc điểm đó là khi soi lên thấy ánh cát lấp lanh, dùng vật cứng gõ vào phát ra tiếng thanh như chuông. Khi pha trà bằng ấm của Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn thì nước trà nước đẹp, có hương thơm và giữ nóng lâu. Càng dùng lâu thì men của ấm càng lên nước và đẹp mắt hơn. Ấm Gốm đặc biệt khi đưa ra thị trường được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất liệu mới lạ, mỹ thuật hình khối tinh xảo, đặc biệt càng dùng càng bóng và lên nước men độc đáo nhờ mồ hôi tay người. Ấm Gốm đặc biệt có nhiều chủng loại khác nhau có giá thành từ vài trăm ngàn đến hàng triệu đồng cho mỗi bộ mà chất lượng không thua kém gì ở Giang Tô. Đặc biệt Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn đã đưa sản phẩm đồng bạch, là đồng nhập khẩu từ Nga để sử dụng trong trang trí ấm Gốm. Là Nghệ nhân ưu tú trong làng, ông luôn khiêm tốn khi nói về mình, thế nhưng ai cũng hiểu tên tuổi của ông đã gắn liền với chất men làm nên ấm Gốm đặc biệt. Ông bảo rằng: “ tôi vẫn không ngừng tìm tòi sáng tạo những chất liệu mới, để thỏa lòng mình và để gốm sứ Bát Tràng sống mãi với thời gian lịch sử”.
Uống trà bằng ấm Gốm của Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn tôi có phần nào cảm nhận được cái tinh túy của hương vị trà và sự tài hoa của người Nghệ nhân làm ra ấm, một sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình của người sành trà.

Bài viết khác

  • Nghệ nhân Nguyễn Văn Bình

    Là người con của làng gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm), làm quen với đất sét, bàn xoay từ rất sớm, nhưng để tìm cho mình một lối đi riêng, nghệ nhân Nguyễn Văn Bình (sinh năm 1953) đã chọn gắn bó với gốm nghệ thuật và điêu khắc hội họa. Gần 40 năm miệt mài với điêu khắc nghệ thuật, nghệ nhân Nguyễn Văn Bình đã khẳng định tài năng bằng nhiều tác phẩm được công chúng yêu mến, ngưỡng mộ.

  • Nghệ nhân Trần Hợp

    Nếu nhắc đến các nghệ nhân ở Bát Tràng mà không nhắc đến Trần Hợp thì quả là một thiếu sót lớn. Ông nổi tiếng với hai nước men là Huyết dụ và Kết tinh, người sáng tạo ra những sản phẩm gốm sứ đẹp, đầy tính thẩm mỹ.

  • Nghệ nhân Nguyễn Lợi và nghệ nhân Phạm Thị Châu

    Thế gian nhiều người tổ chức đám cưới vàng, hôn lễ bạc, nhưng với vợ chồng nghệ nhân gốm làng Bát Tràng Nguyễn Lợi - Phạm Minh Châu, ghi dấu 30 năm sống cùng nhau là “đám cưới gốm”

  • Nghệ nhân Lê Minh Châu

    Lê Minh Châu là một trong những nghệ nhân Bát Tràng chuyên sâu về những bình lọ hoa những cỡ. Đặt biệt, sau này con trai của ông là Lê Minh Ngọc đã cho thành lập chiếc độc bình cao nhất Việt Nam với chiều cao 3.2m. Dòng bình này đã được tham gia trưng bày ở nhiều triển lãm gốm và ghi vào sách kỷ lục Việt Nam.

  • Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng

    Chọn cho mình một lối đi riêng vừa khó khăn, vừa mạo hiểm nhưng với tài năng, sự quyết tâm, lòng nhiệt huyết, niềm đam mê anh đã chạm được đỉnh cao vinh quang của sự thành công trong nghề gốm sứ. Người tôi muốn nhắc đến đó là Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng ở số 141, thôn 5, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.