Tin tức & Sự kiện

Du lịch Bát Tràng

04/10

Bát Tràng được công nhận là "Điểm du lịch"

  • 3225
  • 0

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 3936/QĐ-UBND công nhận xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm) là "Điểm du lịch".

Theo đó, UBND xã Bát Tràng có trách nhiệm quản lý, khai thác, phát triển "Điểm du lịch" theo đúng quy định pháp luật, nhằm đảm bảo giữ gìn, phát triển tài nguyên du lịch, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự, an toàn cho du khách; tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan; bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch.

Các Sở, ngành: Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an TP, UBND huyện Gia Lâm có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện công tác quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch Bát Tràng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Khách du lịch đến tham quan làng nghề Bát Tràng.

Hiện, xã Bát Tràng có gần 1.000 hộ đang sản xuất, kinh doanh gốm sứ, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 ước đạt trên 50 triệu đồng/người/năm… Trong những năm gần đây, lượng khách đến Bát Tràng tham quan, mua bán ước khoảng 200.000 lượt/năm, trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 10%, học sinh, sinh viên và thanh niên chiếm khoảng 40%. Đặc biệt, vào mùa cao điểm có ngày Bát Tràng đón gần 10.000 lượt khách đến tham quan…

Một trong những điểm hấp dẫn đối với du khách khi đến Bát Tràng là vừa được khám phá, tìm hiểu tài nghệ của những nghệ nhân làm gốm nơi đây, vừa được trải nghiệm, tìm hiểu các công đoạn làm gốm thủ công độc đáo.

Việc công nhận "Điểm du lịch" này sẽ góp phần đẩy mạnh sự quan tâm, thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân cũng như DN vào hoạt động du lịch của Bát Tràng, đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền và người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch địa phương.

Được biết, sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được nhiều quốc gia quan tâm, ưa chuộng và có mặt ở các thị trường lớn trên thế giới như: Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Italia… Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm đại trà, nhiều nghệ nhân, thợ giỏi đã phục chế những tác phẩm gốm sứ cổ được sử dụng trong thời kỳ phong kiến như gốm sứ đời Lý, đời Trần, đời Mạc…; khôi phục và chế tác thành công nhiều công thức men đặc sắc.

Minh Anh (TH)

Bài viết khác

  • Mâm cỗ với món ăn tiến vua đặc biệt tại Bát Tràng

    Chỉ qua một mâm cỗ thôi cũng đủ thấy sự tinh tế trong ẩm thực của người dân Bát Tràng. Cỗ Bát Tràng ư? Một cái tên khá mới mẻ với nhiều người đúng không? Nhưng thật ra, nó lại rất quen thuộc với những người sành ăn và ưa tìm hiểu về ẩm thực Hà Nội.

  • Có một Bát Tràng sành ăn bên "hông" Hà Nội

    Với người Bát Tràng, một món ăn, chỉ cần nhìn vào màu sắc thôi cũng biết được độ lửa, tỷ lệ nước, và cả tâm can người nấu.

  • Những món ăn đặc trưng Bát Tràng

  • Bát Tràng áp dụng công nghệ mới phát triển “du lịch thông minh”

    Từ khi được công nhận là điểm du lịch làng nghề, để phát triển Bát Tràng trở thành điểm du lịch có tiêu chuẩn quốc tế, chính quyền và người dân Bát Tràng đang cùng nhau áp dụng công nghệ mới, đa dạng hơn các dịch vụ để thu hút nhiều hơn khách du lịch đến với làng nghề.

  • Những tác phẩm gốm sứ Bát Tràng khoe sắc tại Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc

    Những tác phẩm gốm sứ Bát Tràng kế thừa tinh hoa dân tộc, Hà Nội được giới thiệu tại Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc diễn ra tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Tam Chúc (Hà Nam) sẽ trở thành cầu nối quảng bá văn hóa đến với bạn bè quốc tế.